SKĐS – Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao nhưng có một số thực phẩm giàu protein hơn trứng mà chúng ta nên đưa vào thực đơn hàng ngày.
1. Có bao nhiêu protein trong một quả trứng?
NỘI DUNG
- 1. Có bao nhiêu protein trong một quả trứng?
- 2. Một số thực phẩm có nhiều protein hơn trứng
Trứng rất giàu các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng protein ấn tượng. Vậy trứng có chứa những chất dinh dưỡng nào và có bao nhiêu protein trong một quả trứng?
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trứng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: protein, chất béo, vitamin, folate, selenium, phốt pho…
Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở lòng trắng và lòng đỏ trứng khác nhau. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều tập trung trong lòng đỏ trứng. Lòng đỏ trứng ít protein hơn lòng trắng nhưng lại chứa các vitamin A, B6, B12 và D, canxi, folate, cholesterol và acid béo thiết yếu, omega-3. Lòng trắng trứng chủ yếu bao gồm protein. Lòng trắng cũng giàu khoáng chất tốt như: niacin, kali, riboflavin và magie.
Trứng rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein.
Lượng protein có thể thay đổi dựa trên một số yếu tố như kích thước, nhưng mỗi quả trứng thường chứa từ 5 – 8g protein.
Tuy nhiên, còn có những thực phẩm giàu protein hơn trứng mà chúng ta nên lựa chọn để cân bằng dinh dưỡng, ăn đa dạng thực phẩm.
Điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe khi chúng ta không ăn protein vào bữa sáng?ĐỌC NGAY
2. Một số thực phẩm có nhiều protein hơn trứng
Nước hầm xương
Nước hầm xương là nguyên liệu tuyệt vời cho các món ăn giàu protein. Bên cạnh protein, loại nước dùng đa năng này còn chứa collagen, glucosamine và chondroitin, tất cả đều là các dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe khớp.
Cá hồi
Cá hồi là một nguồn protein rất tốt với 21g protein trong một khẩu phần 85g. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều acid béo omega-3, một loại chất béo quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, chức năng não cũng như sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Phô mai tươi
Mùi vị hấp dẫn và béo ngậy, việc thêm phô mai tươi vào các món ăn là một cách dễ dàng để tăng lượng protein cho cơ thể. Mỗi cốc phô mai tươi chứa 28g protein, ngang bằng với các loại thực phẩm giàu protein khác như thịt gà và cá.
Phô mai tươi cũng là nguồn cung cấp canxi, phốt pho và vitamin B12 cũng như nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng khác.
Tempeh
Tempeh là một món ăn truyền thống bằng đậu nành xuất xứ từ Indonesia. Qua công thức lên men để đóng thành bánh, sản phẩm đậu nành lên men này là một nguồn cung cấp protein thực vật tuyệt vời, với hơn 15g trong mỗi khẩu phần khoảng 85g. Tempeh cũng chứa nhiều prebiotic giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và nhiều chất dinh dưỡng khác, bao gồm mangan, phốt pho, riboflavin.
Tempeh là một nguồn cung cấp protein thực vật tuyệt vời.
Thịt gà
Là một trong những loại thực phẩm giàu protein phổ biến nhất, thịt gà là món ăn chủ yếu trong chế độ ăn uống của nhiều gia đình. Mặc dù lượng protein chính xác trong thịt gà có thể phụ thuộc vào cách chế biến và phương pháp nấu, nhưng khoảng 85g ức gà nấu chín chứa tới 26g protein.
Thịt bò
Thịt bò rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Mặc dù lượng protein chính xác có thể thay đổi tùy theo các phần thịt, nhưng một khẩu phần thịt bò nấu chín nặng 85g có thể cung cấp khoảng 23g protein hoặc hơn. Đồng thời nó cũng chứa nhiều kẽm, selen và vitamin B12.
Sữa chua Hy Lạp
Mỗi khẩu phần sữa chua Hy Lạp chứa khoảng 11g protein và nhiều các chất dinh dưỡng như canxi, kali, vitamin B12. Bạn nên chọn sữa chua Hy Lạp nguyên chất không đường, có thể trộn thêm các loại trái cây để giúp tăng hương vị và vitamin.
Hạt diêm mạch
Hạt diêm mạch (quinoa) là một trong số ít loại hạt có nguồn gốc thực vật được coi là protein hoàn chỉnh, nghĩa là nó chứa các loại acid amin thiết yếu mà cơ thể cần. Quinoa nấu chín cũng cung cấp hơn 8g protein trong mỗi cốc, cùng với nhiều chất xơ, magie, phốt pho và folate.
Hạt diêm mạch (quinoa).
Đậu lăng
Đậu lăng rất bổ dưỡng và giàu protein. Một cốc đậu lăng nấu chín chứa 18g protein cùng nhiều chất xơ, folate, mangan, sắt và phốt pho. Thực phẩm này cũng rất phổ biến, rẻ tiền và dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng.
‘Truy tìm’ nguyên nhân khiến bánh mì có nguy cơ gây ngộ độc
SKĐS – 141 người ngộ độc sau ăn bánh mì Phượng (Hội An, Quảng Nam); 133 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Liên Hoa (Đà Lạt, Lâm Đồng); 1 người tử vong, 46 người nhập viện sau ăn bánh mì Khánh Trang (Đức Trọng, Lâm Đồng) – đó là một số vụ ngộ độc bánh mì điển hình.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Ăn bắp có giúp cải thiện chức năng não?