Dấu hiệu nào giúp nhân viên bếp ăn nghi ngờ có thuốc sâu trong cơm tập thể của học sinh Sơn La?

SKĐS – Nếu không kịp thời phát hiện, món ăn bị nghi bỏ độc có thể khiến khoảng 400 học sinh Trường THPT Chu Văn Thịnh (Mai Sơn, Sơn La) nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Nhân viên trường học ở Sơn La phát hiện thuốc trừ sâu bị trộn trong thức ăn bằng cách nào?

1. Dấu hiệu nghi bỏ thuốc sâu vào cơm tập thể của học sinh

Nội dung

  • 1. Dấu hiệu nghi bỏ thuốc sâu vào cơm tập thể của học sinh
  • 2. Triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu

Công an huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) cho biết, đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với H.T.T, 39 tuổi (trú ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn) là nhân viên bếp ăn của trường THPT Chu Văn Thịnh để điều tra về tội gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Cơ quan công an đang tiếp tục làm rõ bản chất vụ việc.

Dấu hiệu nào giúp nhân viên bếp ăn nghi ngờ có thuốc sâu trong cơm tập thể của học sinh Sơn La? - Ảnh 2.

Trường THPT Chu Văn Thịnh (Mai Sơn, Sơn La) nơi xảy ra vụ nghi bỏ thuốc sâu vào cơm tập thể của học sinh.

Được biết, khoảng 10h30 ngày 22/9 tại Trường THPT Chu Văn Thịnh, trong khi chia khẩu phần ăn cho học sinh bán trú tại bếp ăn bán trú thì nhân viên phục vụ nhà trường phát hiện chậu su su luộc có mùi lạ (nghi giống mùi thuốc sâu).

Rất kịp thời, nhà trường đã dừng chia khẩu phần su su luộc cho các em và lưu lại mẫu thức ăn, báo cáo đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra.

Qua điều tra, xác minh ban đầu nhận định bà H.T.T. nghi sử dụng một lượng nhỏ chế phẩm diệt kiến, gián và thuốc trừ sâu cho vào chậu su su.

Dấu hiệu nào giúp nhân viên bếp ăn nghi ngờ có thuốc sâu trong cơm tập thể của học sinh Sơn La? - Ảnh 3.

Một bữa ăn của học sinh bán trú tại Trường THPT Chu Văn Thịnh (Mai Sơn). Ảnh minh họa: Báo Sơn La

2. Triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu

Tổ chức Y tế thế giới cho biết khi con người tiếp xúc với một lượng lớn thuốc trừ sâu, kết quả có thể là ngộ độc cấp tính hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như nguy cơ ung thư và ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.

TIN LIÊN QUAN

  • Dư lượng thuốc trừ sâu trên trái cây ảnh hưởng khả năng sinh sản

    Dư lượng thuốc trừ sâu trên trái cây ảnh hưởng khả năng sinh sản

Những người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng cấp tính từ vài phút đến vài giờ như:

  • Đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục, sau đó đi ngoài nhiều lần, mệt và khát nước.
  • Các triệu chứng về thần kinh thực vật: xanh nhợt, vã mồ hôi, lạnh, tăng tiết nước bọt, co đồng tử, vật vã, co giật, rối loạn nhịp tim, triệu chứng đái ít, vô niệu, vàng da.

Các triệu chứng dạ dày như co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn và tiêu chảy xuất hiện sớm nếu đã ăn phải thức ăn có thuốc trừ sâu. Tương tự, tiết nước bọt, nhức đầu, chóng mặt và tiết dịch quá mức gây khó thở là những triệu chứng ban đầu nếu hít phải chất này. Các triệu chứng về dạ dày, ruột và hô hấp thường xuất hiện cùng lúc nếu thuốc trừ sâu thấm qua da. Ở trẻ em, triệu chứng đầu tiên của ngộ độc có thể là co giật.

Dấu hiệu nào giúp nhân viên bếp ăn nghi ngờ có thuốc sâu trong cơm tập thể của học sinh Sơn La? - Ảnh 5.

Triệu chứng nhiễm độc hóa chất thuốc trừ sâu thường được biểu hiện dấu hiệu cấp tính qua đường da và đường tiêu hóa.

Khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu, cơ thể có những dấu hiệu đặc trưng như tình trạng sức khỏe chung rất yếu và rất khó chịu.

Da bị kích thích, có cảm giác bỏng, rát, toát mồ hôi nhiều, da tái. Mắt bị ngứa, cũng có cảm giác bỏng, rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, đồng tử mắt bị co lại hay giãn ra.

Hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng với cảm giác bỏng rát ở miệng và họng, tiết nước bọt nhiều, nôn, mửa, đau bụng và tiêu chảy. Hệ thần kinh bị tác động với triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần, co giật, choáng váng, nói líu lưỡi, không có ý thức. Hệ hô hấp cũng biểu hiện triệu chứng ho, tức ngực, khó thở và thở khò khè…

Trong các trường hợp ngộ độc nặng, người bệnh có thể gặp những thay đổi về nhịp tim, khó thở, co giật và hôn mê, xanh xao, đổ mồ hôi và sùi bọt mép. Đồng tử co lại và không phản ứng với ánh sáng. Các triệu chứng khác bao gồm thay đổi nhịp tim, yếu cơ, rối loạn tâm thần, co giật và/hoặc hôn mê. Nạn nhân có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo:

– Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.

– Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều sẽ ngửi thấy mùi hắc hay mùi hóa chất bất thường. Do đó khi luộc hoặc xào rau lên nếu thấy rau có màu, mùi lạ hay nước có màu lạ thì nên bỏ ngay.

Thêm một vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại trường học: Buồn và lo!Thêm một vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại trường học: Buồn và lo!

SKĐS – Sau vụ ngộ độc tập thể ở trường iSchool Nha Trang, lại xảy ra một vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại trường học ở Tiền Giang ngày 25/11. Sau khi ăn bánh, dưa hấu và uống sữa, 16 em có dấu hiệu ngộ độc đã được đưa đến bệnh viện theo dõi và điều trị.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có nên nhịn ăn?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *