Tại sao dưa lưới dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella?

SKĐS – Mới đây, gần 6.500 quả dưa đỏ (dưa lưới) đã bị thu hồi toàn bộ do có khả năng bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Vụ việc này bị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phát hiện trong cuộc thử nghiệm tại một trung tâm phân phối.

NỘI DUNG

  • 1. Nguyên nhân dưa lưới dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella
  • 2. Nên rửa và chế biến dưa lưới như thế nào?

Theo GS.TS. Francisco Diez-Gonzalez, nhà vi sinh vật học an toàn thực phẩm, giám đốc Trung tâm An toàn Thực phẩm tại Đại học Georgia, Salmonella là mầm bệnh phổ biến nhất gây ô nhiễm dưa lưới. Ông cho biết các đợt bùng phát dưa lưới bị ô nhiễm đã từng xảy ra từ những năm 1980.

Tại sao dưa lưới dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella? - Ảnh 2.

Dưa lưới là loại trái cây bổ dưỡng nhưng cần chú ý cách lựa chọn và bổ dưa an toàn.

1. Nguyên nhân dưa lưới dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella

TIN LIÊN QUAN

  • Trứng gà cực kỳ dễ gây ngộ độc, vì sao?

    Trứng gà cực kỳ dễ gây ngộ độc, vì sao?

Theo PGS.TS Teresa Bergholz, chuyên gia khoa học thực phẩm và dinh dưỡng con người tại Đại học bang Michigan, dưa lưới có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella khi dưa đang phát triển hoặc trong quá trình thu hoạch và xử lý.

Dưa được trồng sát mặt đất và có thể dưa tiếp xúc với vi khuẩn từ đất, động vật hoặc nước dùng bị ô nhiễm để tưới. Bề mặt “có lưới” của dưa lưới có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào bề mặt và khiến việc loại bỏ vi khuẩn trở nên khó khăn hơn khi vi khuẩn đã xâm nhập.

Theo PGS.TS Bergholz, cũng có thể dưa bị ô nhiễm do quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến cùng với các loại dưa khác bị nhiễm khuẩn và làm lây lan mầm bệnh nhiều hơn nữa.

Tại sao dưa lưới dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella? - Ảnh 4.

Dưa lưới thường mọc trên mặt đất nên chúng dễ bị ô nhiễm bởi sinh vật có hại.

2. Nên rửa và chế biến dưa lưới như thế nào?

Dưa đỏ (dưa lưới) ẩn giấu bí mật bên trong lớp vỏ ngoài dày đặc, thô ráp với những đường ren phức tạp. Dưa lưới chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin A, vitamin C, chất xơ và kali. Đây là loại quả ngon, nhiều chất dinh dưỡng nhưng cần lưu ý cách chọn mua và chế biến dưa an toàn.

Theo lưu ý của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), kết cấu dạng lưới trên vỏ dưa lưới mặc dù nhìn rất phức tạp nhưng lại có rất nhiều kẽ hở nhỏ để vi khuẩn sinh sôi, có khả năng gây bệnh do thực phẩm. Vì những quả dưa này thường mọc trên mặt đất nên chúng dễ bị ô nhiễm bởi sinh vật, nước ngầm ô nhiễm chứa mầm bệnh. Do đó, luôn kiểm tra các mảng nấm mốc trên dưa lưới và tìm những vết có thể làm vỏ bị dập khiến vi khuẩn xâm nhập vào phần thịt và ruột quả dưa.

Ngay cả khi vỏ dưa không có dấu hiệu nhiễm bẩn, hãy rửa kỹ bên ngoài trước khi bổ dưa. Không rửa dưa trước khi bổ có thể gây nguy hiểm nếu đưa chất gây ô nhiễm có hại vào bên trong quả. Tiếp tục bổ dưa bằng cùng một con dao có thể làm vấn đề tăng lên theo cấp số nhân. FDA khuyến cáo nên rửa quả dưa dưới vòi nước chảy và chà sạch trái cây bằng bàn chải rửa rau.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy Salmonella cũng có thể xâm nhập vào bên trong dưa lưới trong quá trình phát triển và xâm nhập vào bên trong quả, điều đó có nghĩa là rửa vỏ không phải lúc nào cũng đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, FDA khuyến cáo nên mua dưa không bị dập hoặc hư hỏng.

Vi khuẩn Salmonella trong thực phẩm nguy hại với sức khỏe, làm thế nào để tránh?Vi khuẩn Salmonella trong thực phẩm nguy hại với sức khỏe, làm thế nào để tránh?

SKĐS – Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có nhiều vụ quy mô lớn trên thế giới. Ngộ độc do Salmonella có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.

Xem thêm video đang được quan tâm:

4 sai lầm ‘kinh điển’ khi ăn trái cây nhiều người mắc phải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *