SKĐS – Axit folic là một vi chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ để dự phòng các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Do đó, một trong những việc được ưu tiên hàng đầu đối với những phụ nữ có kế hoạch sinh con là bổ sung lượng axit folic phù hợp mỗi ngày.
Giúp dự phòng dị tật thai nhi
Axit folic” data-rel=”follow”>Axit folic là một loại vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B9. Trong thai kỳ, axit folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống.
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, acid folic (hay còn gọi là folat hoặc vitamin B9) trong các thực phẩm tự nhiên có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật, vi khuẩn và cần cho sự hình thành của tế bào máu.
Việc thiếu hụt Axit folic quá nhiều ở phụ nữ mang thai khiến thai nhi có nguy cơ bị khiếm khuyết ống tủy sống, dị tật nứt đốt sống, vô sọ (đây là một dị tật xảy ra ở thai nhi do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ).
Vì vậy, việc bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu cho thấy dùng axit folic trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh bao gồm dị tật ống thần kinh nghiêm trọng như tật nứt đốt sống, encephalocele (hiếm khi) và bệnh não.
Axit folic có vai trò quan trọng trong phòng chống dị tật thai nhi
Dù được đánh giá là loại vitamin ‘thần thánh’ của mẹ bầu nhưng nếu dùng quá liều, acid folic vẫn để lại những ảnh hưởng sức khỏe nhất định cho cả mẹ lẫn con. Thiếu hay thừa acid folic đều gây ra những ảnh hưởng không mong muốn lên sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy mẹ bầu cần bổ acid folic như thế nào cho đúng và đủ?
Theo CDC, liều tối đa acid folic mỗi ngày là 1000mcg. Trong thời kỳ mang thai, lượng axit folic khuyến cáo cho mỗi người phụ nữ là từ 600 đến 800 mcg, hoặc 0,6 đến 0,8 mg. Tất nhiên, lượng này còn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Nếu người có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh thì nên bổ sung 4.000 mcg (4 mg) axit folic mỗi ngày
Cách bổ sung Axit folic hiệu quả mỗi ngày
Nhu cầu cung cấp axit folic ở phụ nữ mang thai cao gấp 4 lần người bình thường. Sự kết hợp giữa viên uống chứa axit folic và các thực phẩm giàu axit folic là điều cần thiết thực hiện và duy trì trong suốt thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ǎn uống hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm là biện pháp phòng chống thiếu vi chất tốt nhất. Trước và trong khi có thai, cần có khẩu phần ǎn đủ số lượng và cân đối về chất lượng để đảm bảo cung cấp đủ vitamin, các khoáng chất và các yếu tố vi lượng.
Rau xanh và hoa quả chín giúp tǎng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tǎng cường vitamin C.
Để phòng thiếu acid foli, nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau có màu xanh thẫm như hoa lơ xanh, các loại đậu, ngũ cốc. Để tǎng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tǎng cường vitamin C, nên cần ǎn đủ rau xanh và hoa quả chín.
Trong đó, nguồn bổ sung Acid folic tốt nhất là từ ngũ cốc dinh dưỡng. Ngoài ra bà bầu cũng có thể bổ sung chế độ ăn giàu Folate. Folate được tìm thấy nhiều trong một số loại rau xanh sẫm như rau cải xanh, rau bina, các loại hạt,… và một số loại quả nhóm citrus như cam, chanh, bưởi khác..
Để tránh tác dụng phụ (như buồn nôn, táo bón..) của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1-2 giờ, sắt hấp thu tốt khi trong khẩu phần ăn sử dụng những thực phẩm có nhiều Vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.
Tuy nhiên, rất khó đạt được lượng Axit folic cần thiết nếu chỉ qua thực phẩm. Vì vậy, linh động thay đổi chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt cung cấp nhiều rau xanh và ngũ cốc cùng một lượng vitamin phù hợp để nâng cao sức khỏe của bản thân và thai nhi là việc cần thiết để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm video được quan tâm:
Uống trà ăn bánh trung thu có lợi ích gì? | SKĐS