SKĐS – Tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng, đặc thù thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, tăng cường bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số.
Công tác truyền thông nâng cao nhận thức được tăng cường, mở rộng địa bàn; tăng số lượng người tham gia và được đổi mới hiệu quả để phù hợp với từng khu vực, từng địa phương.
Các ngành chức năng, địa phương cũng tích cực tuyên truyền thực hiện pháp luật về bình đẳng giới lồng ghép với thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống mua bán người, huy động sự tham gia tích cực của nam giới và giới trẻ.
Đặc biệt, vừa qua UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2025”.
Các thầy cô đưa trẻ đến trường. (Ảnh: Nguyễn Thủy/TTXVN).
Đề án có những giải pháp nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, kiến thức, hành vi của phụ nữ và nhân dân về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, góp phần cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh.
Qua đó, góp phần phòng chống tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 11% vào năm 2025 theo mục tiêu Nghị quyết 06/NQ-TU của Tỉnh ủy và xuống dưới 17% đối với thể thấp còi theo mục tiêu Kế hoạch của tỉnh thực hiện Chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030.
Đồng thời, thông qua Đề án, góp phần phát triển toàn diện trẻ em, cải thiện tầm vóc và thể lực của người đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội ngày càng cao hiện nay; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Theo đó, tỉnh sẽ chi hơn 8 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để triển khai các hoạt động nhằm cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em ở 64 xã thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (bao gồm: Hạ Long, Móng Cái, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn) và 16 xã có tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở mức cao nhất trong tỉnh hiện nay bao gồm: Đồng Sơn, Kỳ Thượng (thành phố Hạ Long); Đạp Thanh, Thanh Lâm (huyện Ba Chẽ); Điền Xá, Hải Lạng, Hà Lâu, Phong Dụ (huyện Tiên Yên); Lục Hồn, Vô Ngại, Húc Động (huyện Bình Liêu); Quảng An, Quảng Lâm (huyện Đầm Hà); Quảng Sơn, Quảng Đức (huyện Hải Hà); Vạn Yên (huyện Vân Đồn).
Đây đều là những xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh. Việc thực hiện Đề án sẽ góp phần phòng chống tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở khu vực này nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Để Đề án thành công, rất cần chung tay của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đối tác phát triển và nhân đạo và các gia đình… để đảm bảo duy trì những bữa ăn đầy đủ, góp phần đẩy lùi các thói quen, tập tục không đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho sự phát triển thể trạng của trẻ em.
Tiếp sức bữa ăn dinh dưỡng đến các em học sinh vùng cao
Lào Cai là một trong số các địa phương đối mặt với tình trạng trẻ em thấp còi do suy dinh dưỡng ở các xã vùng cao đạt ngưỡng báo động. Nhờ vào sự quan tâm và chia sẻ kịp thời từ nguồn lực xã hội, tình trạng này cho đến nay đã được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Tự ý mua thuốc chữa đau mắt đỏ, người đàn ông tử vong do sốc phản vệ I SKĐS