SKĐS – Từ vụ nghi ngộ độc sữa ở Tiền Giang khiến 2 người tử vong, 1 người đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM), mọi người cần chú ý trong việc pha chế, bảo quản sữa đề phòng nguy cơ nhiễm khuẩn.
1. Chưa xác định được độc chất trong vụ nghi ngộ độc sữa ở Tiền Giang
Nội dung
- 1. Chưa xác định được độc chất trong vụ nghi ngộ độc sữa ở Tiền Giang
- 2. Bảo quản sữa không đúng cách dễ gây ngộ độc
- 3. Cách lựa chọn và bảo quản sữa an toàn
- 4. Đảm bảo an toàn khi dùng sữa
Báo Sức khỏe & Đời sống đã đưa tin về vụ việc một gia đình có 2 người tử vong là bà Phạm Thị Ph. và con trai bà là anh Phạm Văn Y., 1 người con trai khác là anh Phạm Minh T. hôn mê sâu nghi bị ngộ độc sữa ở Tiền Giang.
Chiều tối ngày 15/10, anh Phạm Minh T. đã được Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp cấp, phải thở máy. Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nhanh chóng thực hiện những biện pháp can thiệp tích cực cho bệnh nhân như: thở máy, lọc máu hấp phụ, sử dụng các thuốc vận mạch, dịch truyền để đào thải chất độc ra ngoài. Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, dấu hiệu hồi phục khá tốt.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vẫn chưa xác định được khả năng ngộ độc hay độc chất. Hiện tại, phòng xét nghiệm của cơ quan pháp y, Trung tâm xét nghiệm sinh học sẽ phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy để xác định độc chất trong vụ việc này.
-
Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin về sức khoẻ người anh trong vụ ‘2 mẹ con tử vong nghi ngộ độc sữa ở Tiền Giang’ĐỌC NGAY
2. Bảo quản sữa không đúng cách dễ gây ngộ độc
Sữa là thức uống dinh dưỡng quen thuộc với nhiều người nhưng việc chọn và bảo quản sữa đúng cách không phải ai cũng biết.
Theo ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, sữa là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, sữa không được bảo quản đúng cách sẽ gây ra một số tác hại cho cơ thể, đặc biệt với trẻ em.
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng trực tiếp nên việc bảo quản sữa không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cũng theo BS. Đặng Ngọc Hùng, bảo quản sữa không đúng cách như quên đóng nắp hộp sau khi pha sữa, để hộp sữa trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc môi trường ẩm ướt, sử dụng dụng cụ như thìa, cốc không được tiệt trùng kỹ để pha sữa có thể gây nhiễm vi khuẩn có hại trong hộp sữa.
Sử dụng muỗng không sạch để pha sữa có thể vô tình để lại chất bẩn trong sữa.
Thành phần nhiều dinh dưỡng của sữa là môi trường lý tưởng cho một số loại vi sinh vật phát triển. Nếu sữa không được bảo quản đúng cách, nhiều loại vi khuẩn có trong sữa tươi và các sản phẩm từ sữa tươi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như: Campylobacter, Brucella, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella… sẽ có cơ hội sinh sôi.
Triệu chứng khi uống phải sữa nhiễm khuẩn khác nhau tùy thuộc vào loại vi khuẩn, số lượng thức ăn và khả năng miễn dịch của từng người. Trường hợp nhẹ có thể gây rối loạn tiêu hóa, bao gồm nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy hay thậm chí nguy hiểm hơn là ngộ độc cấp sau khi dùng sữa. Một số trường hợp có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
3. Cách lựa chọn và bảo quản sữa an toàn
Đây là một số lưu ý khi chọn mua, sử dụng và bảo quản các loại sữa dùng cho các thành viên gia đình.
Lựa chọn sữa đảm bảo chất lượng
-
10 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất ai cũng nên biết để chủ động phòng tránh
-
Thông tin ban đầu vụ 2 mẹ con tử vong nghi do ngộ độc sữa ở Tiền Giang
– Trước tiên, cần lựa chọn những thương hiệu sữa đáng tin cậy đã được chứng nhận. Quy trình sản xuất, đóng gói khép kín đảm bảo điều kiện vô trùng, an toàn vệ sinh thực phẩm và hệ thống phân phối chuyên nghiệp đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của nhà sản xuất.
– Khi mua sữa cần chọn hộp sữa còn nguyên nắp, vỏ hộp không bị móp méo hoặc biến dạng. Đối với sữa tươi đóng hộp cần xem xét kỹ để đảm bảo hộp sữa không bị phồng hoặc có vết thủng.
– Việc bảo quản các loại sữa, nhất là sữa tươi tại các cửa hàng hoặc đại lý cũng rất quan trọng. Sữa cần được để ở nơi thoáng mát, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ làm sữa bị biến chất. Với sữa tươi thanh trùng cần bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và trong dụng cụ bảo quản chuyên biệt để đảm bảo chất lượng sữa.
– Cần chú ý kỹ hạn sử dụng trên hộp, nên chọn sữa có hạn sử dụng càng dài càng tốt, tuyệt đối không dùng sữa đã hết hạn sử dụng.
Sữa tươi chưa tiệt trùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với người sử dụng.
Bảo quản sữa tại nhà
– Với sữa tươi tiệt trùng được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn thì không cần giữ lạnh trước khi mở hộp. Nhưng sau khi mở hộp cần phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ.
– Với sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng theo cách thủ công thì nên trữ lạnh nguyên chai và dùng hết trong vòng 24 giờ.
– Với sữa bột đã qua chế biến, trước khi mở nắp cần lau sạch phần miệng hộp. Sau khi mở nắp phải đậy thật kín nắp hộp sau mỗi lần sử dụng sẽ giúp hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Bảo quản hộp sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và những nơi ẩm ướt. Không nên để hộp sữa đã mở trong ngăn mát tủ lạnh để tránh sữa bên trong bị ẩm. Sau khi mở nắp nên dùng hết hộp sữa trong vòng 30 ngày.
– Với sữa chua và các sản phẩm từ sữa như phô mai tươi, cần được bảo quản lạnh liên tục ở nhiệt độ 4-6 độ C mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm và các men vi sinh có lợi.
4. Đảm bảo an toàn khi dùng sữa
Cần tìm hiểu cách chọn và bảo quản sữa để đảm bảo an toàn.
Các loại sữa không được bảo quản đúng cách rất dễ nhiễm khuẩn và bị kém chất lượng so với ban đầu. Sữa tươi tiệt trùng khi bị nhiễm khuẩn thường bị phồng hoặc vỏ hộp biến dạng, tốt nhất không nên uống.
Khi uống sữa nếu nhận thấy một số thay đổi như có màu khác hoặc mùi lạ hoặc có vị chua thì nên bỏ đi ngay. Sữa bột mở hộp lâu ngày hoặc sau khi pha mà thấy sữa bị vón cục, có màu hay mùi khác lạ so với sữa khi vừa mở hộp thì không nên dùng.
Với trẻ em, sau khi pha sữa xong nên cho trẻ bú luôn. Sữa đã pha có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ. Sau thời gian này sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn và cần bỏ đi ngay. Nếu bé chưa uống, cần đậy kín nắp bình sữa cất vào ngăn mát tủ lạnh và cho bé ăn trong vòng 24 giờ. Trước khi ăn hâm lại sữa cho ấm và cho bé bú. Nếu bé bú dở thì nên bỏ chỗ sữa thừa tránh vi khuẩn xâm nhập.
ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng lưu ý: Mẹ nên cho bé uống hết sữa đã pha, hạn chế để thừa và bảo quản lại. Tốt nhất là pha lượng sữa phù hợp với nhu cầu bú của bé.Từ vụ nghi ngộ độc sữa ở Tiền Giang tìm hiểu về sữa nhiễm độc tố mycotoxins
SKĐS – Tổ chức Y tế Thế giới cho biết việc tiếp xúc với độc tố nấm mốc có thể xảy ra trực tiếp qua việc ăn thực phẩm bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp từ động vật được cho ăn thức ăn bị ô nhiễm, đặc biệt là từ sữa.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Một gia đình có 2 người tử vong, 1 người phải thở máy nghi do ngộ độc sữa ở Tiền Giang.