SKĐS – Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ và tuổi thọ của con người.
Thói quen ăn uống lành mạnh giúp hệ tim mạch khỏe mạnh hơn
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, trong đó dinh dưỡng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng.
Một chế độ ăn uống phù hợp là phải cung cấp đủ các chất, năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Đó là đầy đủ các chất đạm, chất béo, chất xơ, rau xanh, vitamin và các loại muối khoáng.
Vậy thế nào là ăn uống lành mạnh và cách thực hiện nó như thế nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe?
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Lợi ích của chế độ ăn uống lành mạnh đối với cơ thể
Kiên trì thực hiện chế độ ăn lành mạnh mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Không hao tổn tài chính vào các dịch vụ khám chữa bệnh.
- Có sức khỏe dẻo dai, làn da khỏe mạnh, mịn màng.
- Ăn uống lành mạnh sẽ giúp cân bằng và cải thiện tâm trạng theo chiều hướng tốt hơn.
- Nâng cao sức khỏe tình dục.
- Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp, gan, thận.
- Cải thiện trí nhớ, kéo dài tuổi thọ.
Khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường, cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Chế độ ăn uống như thế nào được gọi là lành mạnh?
Hạn chế chất béo
-
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện hội chứng ngừng thở khi ngủ
-
5 bí quyết cực đơn giản để có chế độ ăn uống lành mạnh hơn
Rất nhiều món ăn khoái khẩu lại là những món ăn có nhiều mỡ và carbonhydrat. Nếu cơ thể dư thừa chất béo và cholesterol, chúng ta dễ mắc bệnh béo phì và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Để thay thế cho các món ăn giàu chất béo như mỡ động thực vật, bơ, thịt động vật, kem… chúng ta nên dùng thêm các loại ngũ cốc, bánh mỳ. Nên hạn chế ăn những món nướng hay rán, thay vào đó là những món luộc, ninh, hầm.
Nói chung, cần cố gắng giảm sao cho lượng chất béo không quá 30% tổng số calo cơ thể cần mỗi ngày.
Điều tiết đường
Những người ăn nhiều đường, ngoài béo phì, còn dễ mắc bệnh tiểu đường. Dù đường không có lợi cho sức khỏe thì không có nghĩa chúng ta loại hoàn toàn chất ngọt ra khỏi cơ thể, nhất là đối với những người có thể trọng trung bình.
Chúng ta có thể thay thế đường bằng các loại trái cây có độ ngọt tự nhiên cao, mật ong, hoặc đường từ cây thốt nốt.
Không thể thiếu protein
Protein rất cần thiết cho một cơ thể sống khỏe mạnh, nó cung cấp cho chúng ta năng lượng và sinh lực sống. Theo các nghiên cứu, trong chế độ ăn uống khoa học, lượng protein phải chiếm 50% tổng năng lượng cơ thể cần.
Các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như là: đậu, lạc, nấm, phomat làm từ sữa đã tách kem. Ngoài ra, thỉnh thoảng chúng ta cũng nên bổ sung thêm thịt, cá, hải sản với số lượng vừa phải.
Rau xanh và trái cây tươi rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ – những chất rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây tươi rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ – những chất rất tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi còn chống lão hoá, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư…
Hàng ngày, vào sáng sớm uống một cốc sinh tố trái cây sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng trao đổi chất. Do có nhiều chất xơ trong rau quả, hầu như các loại nước rau quả ép đều có tác dụng lợi đại tiểu tiện.
Những người hay bị táo bón uống nước rau quả ép giúp điều chỉnh chức năng cơ thể rất hiệu quả.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước (ít nhất 1,5l/ngày) là một trong những biện pháp ngăn chặn một số căn bệnh nan y như viêm khớp, ung thư, tim mạch… Đó là vì nước là thành phần chủ yếu của lớp sụn và chất hoạt dịch này, khi các bộ phận này được cung cấp đủ nước, sự va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp.
Việc thường xuyên uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt động thường xuyên, cũng chính là việc thường xuyên bài thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu ngày của những độc tố gây ung thư ruột kết, bàng quang.
Thời gian ăn uống khoa học
Vào ban ngày, chúng ta sẽ ưu tiên các loại thực phẩm cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động và buổi tối là các thực phẩm có vai trò tái tạo tế bào. Hãy ăn sáng khi vừa thức dậy bởi sau khi nhịn ăn từ 7 – 8 giờ, cơ thể cần một bữa ăn đảm bảo đủ lượng carbohydrate, lipid và protein.
Bữa trưa nên được thực hiện sau khi ăn sáng bốn hoặc năm giờ. Bữa trưa nên bao gồm thịt hoặc cá ít chất béo, rau sống hoặc nấu chín và trái cây. Nên dùng bữa từ 19h đến 20 giờ.
Ăn tối quá gần giờ đi ngủ làm tăng lượng đường trong máu và lượng insulin, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Ưu tiên các loại protein dễ được cơ thể hấp thụ, chẳng hạn như thịt gia cầm hoặc cá sẽ cung cấp cho cơ thể hàm lượng carbohydrate cần thiết.