SKĐS – Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.
Sử dụng gia vị đúng cách cho trẻ ăn dặm
SKĐS – Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển.
Thời điểm cho trẻ ăn dặm với trái cây
Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng mẹ ăn cho bé ăn trái cây trong giai đoạn ăn dặm sớm. Hầu hết các bé sẽ được bổ sung thêm thực phẩm từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên lúc bắt đầu mẹ nên cho làm quen những loại trái cây dễ tiêu hóa như là chuối nghiền, táo nghiền,…
Vậy những bé dưới 6 tháng tuổi có ăn trái cây được không? Theo khuyến cáo của WHO chỉ những trẻ bú sữa mẹ khi trẻ trên 6 tháng tuổi mới phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp không cung cấp đủ sữa cho bé thì có thể cho ăn thêm nhưng với lượng ít.
Một lưu ý đó là trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa được phát triển hoàn thiện nên hấp chín và nghiền nhuyễn. Không nên cho bé nhai sống trái cây để tránh hệ tiêu hóa không hấp thụ được dạng thức ăn thô.
Trái cây nhiều dưỡng chất cho trẻ ăn dặm.
Những loại trái cây phù hợp cho trẻ ăn dặm
Quả chuối, bơ
Chuối là loại trái cây có vị ngọt, khi chín mềm và thơm. Trong chuối có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và rất phù hợp với các bé giai đoạn ăn dặm sớm. Vậy nên loại trái cây này được rất nhiều mẹ thêm vào thực đơn cho bé.
Bơ là loại trái có vị béo ngậy, mùi thơm, mềm và phù hợp với hệ thống tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Không những vậy trong bơ sẽ có chứa nhiều Axit béo Omega 3 tham gia tích cực vào quá trình phát triển trí não, thị lực ở trẻ.
Đu đủ chín
Trong trái đu đủ chín có chứa dinh dưỡng như là chất xơ, enzyme Papain. Ngoài ra, trái đu đủ cũng như các loại quả có thịt màu vàng khác đó là nguồn cung cấp Beta-Carotene hỗ trợ phát triển thị lực.
Quả táo
Táo cũng là một trong những loại trái cây được nhiều mẹ lựa chọn trong thực đơn ăn dặm. Mẹ có thể dễ dàng chế biến táo thành những món ăn khác nhau như kết hợp cùng với rau, thịt. Trong táo chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe của bé như Vitamin C, chất xơ.
Lợi ích khi cho trẻ ăn dặm với trái cây
Cho trẻ ăn dặm trái cây rất cần thiết vì mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì trong các loại hoa quả là nguồn cung cấp Vitamin, khoáng chất dồi dào. Đặc biệt ý nghĩa với những trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Ngoài ra, các loại quả chín còn là nguồn cung cấp Vitamin C, Caroten (tiền Vitamin A) và một số khoáng chất quan trọng như là Kali, Magie, Canxi,…Với những loại trái có màu vàng như cam, đu đủ, xoài thường chứa nhiều Beta-caroten giúp tăng cường hỗ trợ làm sáng mắt, phòng ngừa nguy cơ bị khô mắt.
Mẹ bổ sung trái cây cho bé còn góp phần tăng cường sức đề kháng để trẻ có thể chống lại được một số bệnh lý về đường hô hấp, tiêu chảy,…Trong trái cây chín còn chứa một chất có tên là Pectin giúp hấp thu được các độc tố cho cơ thể để đào thải ra môi trường bên ngoài. Chất này còn có thêm tác dụng đó kích thích thèm ăn, hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa.
Hoa quả còn là nguồn cung cấp chất xơ để tăng nhu động ruột giúp bé tránh được tình trạng táo bón. Phức chất Phenylphenol trong trái cây còn là chất chống oxy hóa tự nhiên với khả năng làm giảm được nguy cơ ung thư, nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch.
Vậy nên với những tác dụng của những loại quả chín đem lại thì tất cả mọi đối tượng đều nên ăn. Nhu cầu của mỗi đối tượng sẽ có sự khác nhau, trung bình một người trưởng thành sẽ cần khoảng 300g rau xanh và 100 trái cây chín, trẻ em sẽ theo độ tuổi.
Bố mẹ nên bắt đầu cho các bé nhà mình ăn dặm khi bé đã được 6 tháng tuổi. Lúc ban đầu để bé có thể làm quen được với trái cây mẹ hãy cho bé thử khoảng 5 đến 7 giọt nước ép của cam hoặc quýt và tăng dần lên thành 2-3 muỗng cà phê. Trong vài tuần đầu tiên của ăn dặm hãy cho bé thử chuối và bơ. Nguyên nhân là vì đây là hai loại trái mềm, dễ dàng hấp thu với hệ tiêu hóa của trẻ và ít gây ra tình trạng dị ứng. Từ tuần ăn dặm thứ 4 trở đi mẹ có thể đa dạng thêm nhiều loại trái cây khác nhau như là thanh long, táo, dâu tây,…
Hãy cho bé ăn sau bữa chính khoảng từ 30 đến 45 phút. Nếu mẹ cho bé ăn thay thế cho các bữa phụ thì cách bữa chính tầm 2 đến 3 tiếng. Nếu như cho trẻ ăn trái cây trước bữa ăn sẽ dẫn đến bé no và không chịu ăn những món ăn khác.
-
Cho trẻ ăn rau đúng cách giai đoạn ăn dặm
-
Làm thế nào để khuyến khích trẻ ăn dặm có hứng và tự lập?
Cho trẻ uống nước ép trái cây
Mẹ không chỉ cần lưu ý đến cách cho trẻ ăn trái cây mà còn cả cách để bé uống các loại nước ép. Đối với những bé dưới 6 tháng tuổi mẹ không nên cho bé uống bất kỳ một loại nước ép nào. Nếu trường hợp bé cần bổ sung dinh dưỡng thì cần làm theo hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia.
Mẹ nên lựa chọn một khoảng thời gian nhất định cho bé uống và không cho bé uống cả ngày. Có thể chọn cho bé uống trong, hoặc cách bữa ăn chính khoảng 3 tiếng.
Để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ, khi cho trẻ ăn dặm với trái cây cần phải lưu ý những vấn đề sau: Hãy lựa chọn cho bé ăn những loại trái cây theo mùa vì hoa quả vừa rẻ, vừa đảm bảo chất lượng, ít tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Đối với bé mới tập ăn nên nghiền nát cho bé dễ nuốt và đút theo từng thìa nhỏ một.
Trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 đến 12 tháng nên cho bé ăn khoảng từ 60g-100g trái nghiền trong một ngày. Khi trẻ được 1 đến 2 tuổi mẹ có thể tăng lên mỗi ngày khoảng 100g. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi nhu cầu cao hơn từ 150g đến 200g trong ngày.
Bố mẹ cần tránh không nên cho bé nhà mình ăn các loại quả cứng tròn hoặc lưu ý với hạt của các loai trái cây vì có thể gây nguy hiểm cho bé khi nghẹn.
Những thắc mắc hay gặp khi cho trẻ ăn dặm
SKĐS – Có nên cho trẻ ăn trứng không, chế biến cá, tôm cho trẻ ăn dặm thế nào, có nên cho trẻ ăn cháo ăn liền… là những thắc mắc thường gặp khi tập cho trẻ ăn dặm.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Ngoạn mục cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung| SKĐS