Tăng cường phòng chống ngộ độc trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Quảng Nam

SKĐS – Tại huyện miền núi Quảng Nam – nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Co, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gié – Triêng…, tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra, đặc biệt là từ các món ăn truyền thống tự tay làm thời gian gần đây.

Ngộ độc từ món truyền thống tự tay làm

Nếu như thức ăn chế biến sẵn, việc kiểm soát có thể theo quy trình an toàn thực phẩm. Nhưng với những món ăn truyền thống, người dân tự làm, việc đảm bảo an toàn thực phẩm khó hơn. Vụ 10 người ở huyện Phước Sơn ăn món cá ủ chua bị ngộ độc botulinum là vụ ngộ độc tập thể nguy hiểm nhất đã xảy ra ở Quảng Nam. Người dân chế biến món cá ủ chua bằng các nguyên liệu cá tươi sống, muối và cơm nguội. Sau khi làm sạch cá sẽ ủ với muối và cơm nguội, rồi đựng vào hũ ủ khoảng một tuần thì đem ra sử dụng.

Không ít người dân ở địa phương miền núi này tỏ ra ngạc nhiên khi biết món ăn tự tay họ làm lại là thủ phạm gây ra ngộ độc. Bởi họ cho rằng cá được tự bắt ở sông, suối, biết rõ nguồn gốc nên không có độc. Sự việc người dân ngộ độc ở huyện miền núi Phước Sơn thêm lần nữa khiến vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm cho bà con đồng bào dân tộc ít người càng trở nên nan giải.

Tăng cường phòng chống ngộ độc trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Quảng Nam - Ảnh 1.

Món cá ủ chua của đồng bào dân tộc

BVĐK Khu vực Bắc Quảng Nam thi thoảng vẫn tiếp nhận những ca bị ngộ độc thực phẩm ở các huyện miền núi chở xuống. Theo BS Lê Minh Dũng – Trưởng khoa hồi sức tích cực BVĐK khu vực miền núi Bắc Quảng Nam cho biết, nề nếp ăn uống không được đảm bảo vệ sinh, chế biến sơ sài, ăn sống hoặc chưa đảm bảo an toàn thực phẩm là nguyên nhân dẫn tới ngộ độ. Bởi vậy công tác phòng chống, tuyên truyền giáo dục người dân vô cùng quan trọng để cắt nguồn truyền nhiễm và gây ngộ độc.

Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Co, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gié – Triêng… Tại đồng bào các dân tộc, ẩm thực truyền thống rất phong phú, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết. Đồng bào các dân tộc có nhiều món ăn truyền thống tự làm. Món thịt hay cá ủ muối chua, thịt tái lá chua được xem là những đặc sản trong lễ hội hoặc những dịp đãi khách quý không thể.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam, những vụ ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra tại tỉnh thường xảy ra ở các vùng sâu, vùng xa; tại một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều phong tục, tập quán truyền thống trong chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.

Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm

Sau những vụ ngộ độc lớn, vấn đề thực hiện tốt công tác phòng, chống đảm bảo an toàn thực phẩm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã được Quảng Nam tiến hành đồng bộ, thường xuyên. Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, nhất là vùng núi cao tăng cường thông tin, truyền thông, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không đảm bảo an toàn thực phẩm trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm.

Tăng cường phòng chống ngộ độc trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Quảng Nam - Ảnh 2.

Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không đảm bảo an toàn thực phẩm… là điều quan trọng để tránh ngộ độc thực phẩm. Ảnh TL

Cơ quan chức năng cũng đã khuyến cáo người dân không ăn các món liên quan cá chép muối ủ chua, tiêu hủy cá ủ chua nếu còn trong nhà. Đồng thời yêu cầu bà con không ăn các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, quả rừng lạ, côn trùng; không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; không ăn nấm đã bị dập nát, hư hỏng…

Cảnh giác với loại nấm mọc hoang trong vườn dễ lầm tưởng là nấm rơmCảnh giác với loại nấm mọc hoang trong vườn dễ lầm tưởng là nấm rơm

SKĐS – Nhiều loại nấm là thực phẩm nhưng cũng có những loại chứa độc tính gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Do vậỵ, nên cảnh giác với những loại nấm mọc hoang trong vườn nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *