Biết vú trái có khối u từ 1 năm trước nhưng bệnh nhân không đến bệnh viện thăm khám mà tự ý điều trị bằng thuốc nam.
Ảnh minh họa
Người phụ nữ 49 t.uổi, trú tại Tỉnh Tây Ninh vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á với những biến chứng nghiêm trọng như vú trái đau nhức, l.ở l.oét mất cả núm vú, m.áu c.hảy liên tục.
Qua khai thác bệnh sử được biết, khoảng 1 năm trước, người này phát hiện vú trái có khối u nhưng không đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám mà tự điều trị bằng cách đắp thuốc nam. Kết quả, bệnh diễn tiến nghiêm trọng, gây biến chứng. Bầu vú trái có khối u gia tăng kích thước, đau đớn, l.ở l.oét mất cả núm vú, m.áu c.hảy liên tục.
Ngay sau khi tiếp nhận ca bệnh vào ngày 22/3, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á đã tiến hành thăm khám, kiểm tra với kết quả sinh thiết bệnh phẩm cho thấy, bệnh nhân bị ung thư vú trái.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật đoạn nhũ làm sạch vùng ngực đang b.ị h.oại t.ử. Ca mổ kết thúc tốt đẹp, hiện bệnh nhân đang dần hồi phục sức khỏe. Dự kiến, sau khi hậu phẫu, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn hóa trị hỗ trợ, xạ trị bổ túc để t.iêu d.iệt tế bào ung thư.
Theo số liệu của cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IACR), trong báo cáo năm 2020 về ung thư toàn cầu, bệnh ung thư vú ở Việt Nam đang gia tăng. Riêng năm 2020 có 21.555 ca mắc mới, tăng hơn 6.300 ca so với năm 2018. Trong danh sách 5 bệnh ung thư hàng đầu Việt Nam, ung thư vú xếp thứ 3.
Bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ ở độ t.uổi từ 35 đến 50. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có những biểu hiện không rõ ràng, bệnh nhân có thể sờ nắn thấy một cục không đau hoặc hơi đau trong bầu vú. Khi bệnh trở nặng, bầu vú của bệnh nhân sẽ có sự thay đổi về hình dáng, da vú xù xì như vỏ cam kèm theo tình trạng ngứa quầng vú, núm vú, chảy dịch đỏ, núm vú thụt vào, nổi hạch ở nách…
Do đó, khi phát hiện tình trạng bất thường ở ngực, chị em nên đến bệnh viện có chuyên khoa ung bướu để được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác, đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị ở giai đoạn sớm sẽ giúp bệnh nhân khỏi bệnh, nâng cao tỷ lệ sống sót.
Đặc biệt, từ trường hợp trên, các bác sĩ lưu ý người bệnh nên tin tưởng và điều trị theo phác đồ. Tuyệt đối không tự chữa bằng thuốc nam hoặc đắp lá vào khối u tại nhà vì không chỉ không khỏi bệnh mà có thể vĩnh viễn mất đi cơ hội sống khỏe mạnh.
‘Thần dược’ đâu mà nhiều thế…
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương, nhiều người bệnh chưa được sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị nhưng đã dừng lại để sử dụng thuốc nam. Một số người lại tự ý bỏ thuốc, khiến bệnh nặng hơn.
Thông tin từ BV Sản Nhi Bắc Giang cho biết, cháu bé (9 tháng t.uổi, ở Bắc Giang) bị bỏng nước sôi ở vị trí đùi và cẳng chân nhưng gia đình chủ quan không đưa tới bệnh viện điều trị mà đắp thuốc của một bà lang ở gần nhà.
Sau đó, diễn biến xấu nhanh, sốc nhiễm khuẩn nặng, ngừng tuần hoàn và t.ử v.ong trên đường chuyển tuyến lên BV Nhi trung ương.
Ảnh minh họa
Trường hợp nói trên không phải là hiếm, bởi sự tin tưởng tới khó hiểu của người bệnh đối với những ông lang, hay những phương pháp chữa bệnh được đồn thổi trở thành “thần y”.
Ngày 20/3, BV Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, đơn vị tiếp nhận nam bệnh nhân 63 t.uổi (ở Sóc Sơn, Hà Nội) trong tình trạng tụt huyết áp, suy đa tạng kèm theo suy thận. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và huyết áp đã 20 năm. Tuy nhiên, bệnh nhân không đi khám mà tự mua thuốc tiểu đường dạng viên bột về nhà uống. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng tụt huyết áp, suy đa tạng kèm theo suy thận, mạch rời rạc, nguy cơ ngừng tim.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương, nhiều người bệnh chưa được sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị nhưng đã dừng lại để sử dụng thuốc nam. Một số người lại tự ý bỏ thuốc, khiến bệnh nặng hơn. “Việc tự ý điều trị bằng những bài thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc tự ý bỏ điều trị là rất nguy hiểm”, BS Cấp nói.
Có một thực tế cần hết sức cảnh giác đó là cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc quảng cáo thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, các kênh thông tin ngày càng tràn lan, nhiều kẻ đã lợi dụng lòng tin của người bệnh để kiếm lời. Đặc biệt, nhiều quảng cáo còn sử dụng thông tin cá nhân, hình ảnh của các chuyên gia nổi tiếng để cắt ghép vào video quảng cáo, khiến nhiều người bệnh hiểu nhầm.
Nói như ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền thì bất kỳ sản phẩm thuốc nào cũng phải dựa trên bằng chứng, khoa học; các bài thuốc y học cổ truyền cũng phải xây dựng và phát triển dựa trên yêu cầu này.
Vì thế, các quảng cáo thuốc y học cổ truyền, nhất là thuốc gia truyền dễ dàng xuất hiện trên mạng với những lời quảng cáo “có cánh” như “điều trị tận gốc, an toàn, cam kết chữa khỏi 100%”… thì người bệnh phải đặc biệt lưu ý, vì không thể có nhiều “thần dược” đến như vậy.