Đột quỵ não do tự ý bỏ thuốc

Trung tâm Đột quỵ thuộc BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bà Đại Thị M. (74 t.uổi, Phổ Yên, Thái Nguyên) có biểu hiện đột quỵ não.

Bà M. có t.iền sử suy tim, rung nhĩ đang sử dụng thuốc theo đơn nhưng gần đây dừng thuốc chống đông trong 7 ngày.

Chiều tối 18/3, khi đang đi tập thể dục buổi chiều tại nhà người thân (Đoan Hùng, Phú Thọ), bà M. xuất hiện đau đầu, chóng mặt, sau đó lơ mơ, suy giảm ý thức, tiếp xúc chậm rồi ngã gục xuống.

Đột quỵ não do tự ý bỏ thuốc - Hình 1

Bác sĩ Nguyễn Anh Minh thăm khám người bệnh sau can thiệp

Sau khi người nhà đưa vào Bệnh viện Hùng Vương được sơ cứu, tiêu sợi huyết, nhưng với tình trạng đột quỵ não, bệnh nhân được chuyển tuyến lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Bà M. được người nhà đưa đến BVĐK tỉnh Phú Thọ lúc 21h30 trong tình trạng hôn mê, thể trạng già yếu phải thở bóp bóng qua ống nội khí quản.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy hình ảnh động mạch thân nền và đoạn gốc động mạch não sau hai bên. Thầy thuốc đưa ra chẩn đoán nhồi m.áu não tắc động mạch thân nền đã tiêu sợi huyết giờ thứ nhất trên nền suy tim – rung nhĩ.

Đột quỵ não do tự ý bỏ thuốc - Hình 2
Hình ảnh trước – sau can thiệp tái thông mạch não

Các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ đã hội chẩn chuyên muốn nhanh chóng và quyết định thực hiện can thiệp lấy huyết khối cơ học qua đường động mạch. Ngay lập tức, người bệnh được đưa lên phòng can thiệp sau khi giải thích tình trạng bệnh cho gia đình.

Ca can thiệp diễn ra trong đêm được các bác sĩ, điều dưỡng tiến hành tỉ mỉ, chính xác tại các mạch m.áu não. Nhờ đó, bệnh nhân đã được tái thông hoàn toàn.

Sau can thiệp, người bệnh đã cải thiện ý thức, tình trạng liệt, tiếp tục điều trị nội khoa tích cực và tập phục hồi chức năng sớm để hạn chế di chứng về sau.

BS CK I Nguyễn Anh Minh, Đơn vị Cấp cứu & Điều trị tích cực, Trung tâm Đột quỵ, BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ ba và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

Đột quỵ não do tự ý bỏ thuốc - Hình 3

Bà M. đã có thể tự ngồi dậy, vận động tay chân bình thường

Đột quỵ thiếu m.áu hay nhồi m.áu não chiếm tỷ lệ 80-85% các bệnh nhân đột quỵ não. Thiếu m.áu não kéo dài sẽ dẫn đến nhồi m.áu não thực sự nếu không được tái thông kịp thời và sẽ để lại các di chứng nặng nề.

Qua trường hợp của bà M, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh có t.iền sử bệnh lý tim mạch tuyệt đối không được quên hoặc tự ý dừng uống thuốc chống đông, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có các dấu hiệu đột quỵ, người nhà cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn trong lĩnh vực đột quỵ để được cấp cứu kịp thời.

Cứu sống bé 5 t.uổi bị đột quỵ não ở TPHCM

Bệnh viện Nhi đồng 1 ở TP.HCM vừa cứu sống một bệnh nhi 5 t.uổi bị đột quỵ não. Đây là căn bệnh ít khi xảy ra đối với t.rẻ e.m.

Trước khi nhập viện 6 tháng, bệnh nhi N.T.T.N. (5 t.uổi, quê Đắk Nông) thường có biểu hiện đột ngột bị yếu chân tay bên trái. Biểu hiện này lặp đi lặp lại nhiều lần và ngày càng nặng thêm. Do bệnh viện tuyến cơ sở không phát hiện ra bất thường nên bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây, bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị tắc nghẽn 2 mạch m.áu chính của não gây nguy cơ đột quỵ. Bệnh này mang tên của một nhà nghiên cứu người Nhật Bản là Moyamoya.

Cứu sống bé 5 t.uổi bị đột quỵ não ở TPHCM - Hình 1

Bệnh nhi tái khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Theo các bác sĩ, bệnh lý Moyamoya gây tổn thương đến mạch m.áu não, gây đột quỵ. Trẻ thường gặp tình trạng liệt đột ngột có hồi phục nhưng sau đó lại diễn tiến nặng dần dẫn tới t.ử v.ong nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Bác sĩ Phan Minh Trí – Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, mọi người thường quan niệm đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn t.uổi, rất ít khi gặp ở trẻ con nên chủ quan, dễ dẫn đến nguy kịch tính mạng ở trẻ nhỏ.

“Đây là một bệnh tương đối hiếm nhưng rất dễ bị bỏ qua chẩn đoán bởi vì có những triệu chứng thông thường dễ bị nhầm lẫn là em bé đang mè nheo, nhưng thực sự đó là bệnh. Nếu không phát hiện sớm thì có thể dẫn đến nguy cơ đột tử một ngày nào đó”, bác sĩ Phan Minh Trí cho hay.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ huynh khi thấy các bé có biểu hiện như: Đau đầu kéo dài, tái phát nhiều lần, động kinh nhưng không liên quan đến tình trạng sốt, yếu, tê hoặc dị cảm ở mặt, tay hoặc chân, rối loạn thị giác, khó nói hoặc chậm hiểu hơn thông thường, xuất hiện những vận động không chủ ý, suy giảm nhận thức thì cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để chẩn đoán, can thiệp kịp thời./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *